Mối là một loại động vật sống theo bầy đàn, với thức ăn là chất xenlulo có sẵn trong các vật dụng bằng gỗ như sàn ván, tủ, bàn ghế, sách báo.v.v.
Mối tuy nhỏ và yếu xong với số lượng bầy đàn lớn nó hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của con người, từ việc làm hư hỏng các vật dụng bằng gỗ, giấy cho đến việc làm sập một căn nhà, làm vỡ các con đê. Cho nên khi phát hiện trong nhà có mối thì chúng ta đã phải đối mặt với việc nền móng của căn nhà có nguy cơ bị lún, sụt vì khi mối làm tổ dưới lòng đất nó tạo ra các lỗ hổng bên dưới móng nhà, dần dà theo thời gian lỗ hổng ngày càng lớn, đất cát tụt dần và làm hẫng hụt phần đất đỡ chân móng nhà, căn nhà hoàn toàn có thể bị nghiêng và gây ra nguy cơ sụp đổ hoặc giảm tuổi thọ của căn nhà. Ở Việt Nam với phong tục làm nhà gác suốt, gác lửng bằng gỗ đã có nhiều tai nạn thương tâm sảy ra do sập gác, rơi từ gác xuống đất v.v. Do vậy chúng ta cần xử lý ngay, không nên chậm trễ.
__________________________________________________
Tìm hiểu cách xâm nhập của Mối vào các công trình xây dựng.
Nắm được đặc điểm sinh học, chủng loại,… là những nhân tố quan trọng để lựa chọn phương pháp phòng, diệt Mối hiệu quả, tiết kiệm. Đặc biệt là quá trình, cách thức tấn công của chúng vào các công trình là 1 vấn đề quan trọng, cần nghiên cứu sâu.
Qua thực tiễn thi công, kết hợp việc nghiên cứu các tư liệu trong và ngoài nước và những chuyến đi thực tập cùng các chuyên gia nước ngoài. Bộ phận nghiên cứu của công ty Thông Tín chúng tôi đã đúc kết ra được 1 kết luận quan trọng – Mối thường xâm nhập vào công trình theo 3 cách thức cơ bản sau:
1.Xâm nhập từ dưới đất lên và từ các vùng lân cận vào công trình: Đây là cách xâm nhập phổ biến nhất và hay gặp nhất. Theo cách xâm nhập này, mối sẽ từ các tổ mối có sẵn dưới nền công trình hoặc từ các khu vực xung quanh xâm nhập vào công trình thông qua các hệ thống đường đất liên tục nối từ tổ mối đến nơi có nguồn thức ăn.
2.Xâm nhập bằng “đường không”: Tức là khi mối trưởng thành (khoảng 3 – 4 năm tuổi), chúng mọc cánh và bay ra ngoài tổ (còn gọi là hiện tượng vũ hóa – thường xuất hiện khi trời sắp mưa hoặc giông). Sau khi rụng cánh, một trong số cặp mối đó sẽ kết thành đôi với nhau và chui vào những nơi kín đáo như khuôn, khe cửa, khu vực ẩm thấp… ở trên các tầng để thiết lập tổ mối mới.
3.Xâm nhập qua đường lây nhiễm: tức là mối xâm nhập vào các công trình qua việc vận chuyển các đồ dùng đã bị nhiễm mối như: bàn, ghế, giờng, tủ, khung cửa.. từ nơi này đến nơi khác của con người.